E A2 1E A2 1E C2 1E CA

October 10, 2017 | Autor: Nhà Hà Nội | Categoria: Teaching English as a Second Language
Share Embed


Descrição do Produto

ĐẢM BẢO VÀ KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM


Kiểm định chất lượng giáo dục là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam.
Có thể nói, ở cấp hệ thống, nó được bắt đầu từ khi Phòng kiểm định chất
lượng Đào tạo trong vụ Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được thành
lập từ tháng 01/2002, sau đó được mở rộng cho các cấp học và trình độ đào
tạo khác kể từ năm 2003, sau khi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục (KT&KĐCLGD) được thành lập. Kiểm định chất lượng được đẩy mạnh từ tháng
12/2004 khi Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học được
ban hành và được tiếp tục củng cố và phát triển gắn với việc ban hành các
quy trình và các tiêu chuẩn kiểm định khác. Tuy nhiên, sự hiểu biết của cán
bộ quản lý, giảng viên nói riêng và của xã hội nói chung về kiểm định còn
rất hạn chế; nhiều người đang hiểu về vấn đề này theo nhiều cách khác nhau.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang triển khai kiểm định chất lượng giáo dục theo
mô hình được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là mô hình kiểm
định của Hoa Kỳ: đó là quá trình đánh giá bởi một tổ chức không thuộc các
cơ sở giáo dục để công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt
tiêu chuẩn chất lượng. Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai công tác
đảm bảo chất lượng (theo nghĩa rộng), kiểm định chất lượng (theo nghĩa hẹp)
và đã được một số kết quả dưới đây.
1. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là cách tiếp cận nhằm
nhanh chóng định hình và khẳng định vị trí của công tác này trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Nó đã giúp các nhà giáo, nhà quản lý và các đối tượng có
liên quan nhanh chóng hiểu một cách thống nhất các khái niệm, nội dung, quy
trình, công cụ đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.
Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn là những công
cụ để triển khai công tác kiểm định chất lượng đã được ban hành dưới đây:
1.1 Nhà nước ban hành 2 văn bản quan trọng:
Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, 58, 99)
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục (Chương
II, Điều 38-40);
1.2. Bộ GD&ĐT ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật trong các năm 2004-
2006:
Quyết định 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 ban hành quy định tạm thời
về kiểm định chất lượng các trường đại học.
Quyết định 27/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/06/2006 ban hành quy định tạm thời
các trường đại học về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tạm
thời về kiểm định chất lượng trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số
38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3 Trong các năm 2007-2008, Bộ GD&ĐT ban hành 9 văn bản quy phạm pháp
luật, trong đó:
Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học.
Quyết định 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng.
Quyết định 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng trường trung cấp chuyên nghiệp.
Quyết định 72/2007/QĐ-BGDĐT ngày 30/11/2007 ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng chương trình Giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng.
Quyết định 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/12/2007 ban hành quy định về Quy
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp.
Quyết định 03/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2008 ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ
thông trình độ đại học.
Quyết định 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 4/02/2008 ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học.
Quyết định 29/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2008 ban hành quy định chu kỳ và
kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại hoc, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp.
Chỉ thị của Bộ trưởng số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 5/8/2008 về việc tăng
cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
1.4 Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục ban hành các văn bản
hướng dẫn:
Hướng dẫn tự đánh giá cho các trường ĐH, CĐ, THCN.
Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học.
Hướng dẫn tìm minh chứng cho bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trường CĐ
Hướng dẫn tìm minh chứng cho bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trường
TCCN.
Các văn bản trên là những công cụ pháp lý quan trọng để triển khai kiểm
định chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
2. Xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam
Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều
nước trên thế giới có kinh nghiệm triển khai các hoạt động nay. Trước hết,
nó chịu ảnh hưởng của mô hình đảm bảo chất lượng của Hoa Kỳ và các nước Bắc
Mỹ; chịu ảnh hưởng của các mô hình đảm bảo chất lượng của các nước Châu Âu
là những nước đi trước Việt Nam trong khá nhiều năm để triển khai xây dựng
mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục; đặc biệt chịu ảnh hưởng của các nước
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do có nhiều nét tương đồng trong văn
hóa nên dễ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn. Những ảnh hưởng của các
nước khác đến mô hình đảm bảo chất lượng của Việt nam chủ yếu thông qua sự
hỗ trợ hợp tác song phương và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt
là Ngân hành thế giới. Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương
(APQN), SEAMEO và của một số nước như Hoa Kỳ, Australia, Hà Lan.
Trong quá trình tiếp cận với nhiều mô hình đảm bảo chất lượng và kiểm
định chất lượng giáo dục trên thế giới, mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục
ở Việt Nam đang từng bước được hình thành, phù hợp với mô hình đảm bảo chất
lượng của nhiều nước trên thế giới, nhất là mô hình của Châu Âu, Châu Á -
Thái Bình Dương, AUN, những mô hình được tiếp tục phát triển trên mô hình
chung của Châu Âu. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam có 3
cấu phần sau:
- Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường.
- Hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài nhà trường (hệ thống đánh giá
ngoài bao gồm các chủ trương, quy trình và công cụ đánh giá)
- Hệ thống các tổ chức đảm bảo chất lượng (các tổ chức đánh giá ngoài
và các tổ chức kiểm định độc lập).
Nội dung dưới đây được trình bày theo 3 cấu phần trên.
2.1 Triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các cơ sở
giáo dục; cải tiến chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng.
Hiện nay đã có 110 trường đại học có trung tâm và đơn vị chuyên trách
về ĐBCL đã được thành lập, trong đó có 5 trung tâm do chính phủ Hà Lan hỗ
trợ thành lập và triển khai hoạt động trong 3 năm qua.
Các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy, đánh giá chương trình,
kiểm toán nội bộ đang được triển khai thực hiện và mở rộng quy mô áp dụng.
Hai Đại học Quốc gia (ĐHQG) và một số trường đại học khác đang phấn đấu
đạt các chuẩn quốc tế và đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm định của
nước ngoài (ví dụ 2 ĐHQG phấn đấu đạt Nhãn hiệu đảm bảo chất lượng bên
trong của AUN, Đại học Đà Nẵng đang có các chương trình phấn đấu đạt chuẩn
của ABET, Hoa Kỳ.)
Công tác tự đánh giá được chú trọng trong thời gian qua như một công cụ
để cải tiến chất lượng. 133 trường đại học (hơn 85%) và 178 trường cao đẳng
(hơn 90%) đang triển khai tự đánh giá. Đến cuối tháng 5/2009 các trường này
phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 154 chương trình đào tạo giáo viên
trung học phổ thông cũng đang triển khai tự đánh giá và hoàn thành vào
trước tháng 8/2009, 35 trường trung cấp chuyên nghiệp trung ương cũng đang
triển khai tự đánh giá.
2.2 Triển khai các hoạt động đánh giá ngoài.
20 trường đại học và 4 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ
cao đẳng đã được đánh giá ngoài. Trong số các trường đại học đó có 12
trường do tổ chức HBO raad Hà Lan đánh giá và 8 trường do tổ chức EST và
CQAIE Hoa kỳ cùng các chuyên gia Việt Nam đánh giá. Các trường đại học này
đã được hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định và đề
nghị Bộ trưởng công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay, 20 trường đại
học khác cũng đang được đánh giá ngoài đến tháng 7/2009. Theo kế hoạch của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hết năm 2010 sẽ có 80% số trường đại học được
đánh giá ngoài.
2.3 Chuẩn bị cho việc hình thành hệ thống các tổ chức kiểm định độc lập
để triển khai các hoạt động đánh giá khách quan.
Bộ GD&ĐT đang khẩn trương hoàn thiện văn bản Quy định về điều kiện
thành lập chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ kiểm định
chất lượng giáo dục độc lập để có thể sớm thành lập các cơ quan kiểm định
độc lập.
Bộ GD&ĐT chủ trương xây dựng và củng cố hệ thống các đơn vị làm công
tác đánh giá tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, sở giáo dục và đào tạo; đẩy nhanh tiến độ thành lập các tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập.
3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác kiểm định chất lượng giáo
dục.
Việt nam phối hợp với cơ quan giáo dục đại học chuyên ngành (HBO raad)
của Hà Lan triển khai Dự án "Thành lập 5 trung tâm đảm bảo chất lượng cho 5
trường ĐH và tăng cường năng lực ở cấp hệ thống" 2005-2008. Các đơn vị tham
gia Dự án là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại
học Cần Thơ, Cục KT&KĐCLGD, 5 trung tâm đảm bảo chất lượng đã được thành
lập và đi vào hoạt động.
Bộ GD&ĐT đã tổ chức các đợt tập huấn về đánh giá ngoài với sự tham gia
của các chuyên gia quốc tế (đợt tập huấn tháng 2/2006 do chuyên gia
Australia và Indonesia thực hiện; đợt tập huấn tháng 8/2006 do 2 chuyên gia
Hà Lan thực hiện; đợt tập huấn tháng 4/2007 do một chuyên gia Hoa Kỳ thực
hiện).
Cục KT&KĐCLGD đã đăng ký làm thành viên của mạng lưới chất lượng Châu Á
- Thái Bình Dương(APQN). Trong 4 năm gần đây APQN đã hỗ trợ cho 16 lượt cán
bộ trong nước đi dự các đợt tập huấn, hội thảo tại các nước trong khu vực
nhằm chuần bị lực lượng cho các hoạt động đánh giá và kiểm định ở Việt Nam.
4 trung tâm đảm bảo chất lượng của 4 trường đại học là thành viên của APQN.
Cục KT&KĐCLGD đang đăng ký làm thành viên của mạng lưới quốc tế các tổ
chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE).
Hiện nay đã bắt đầu có những hợp tác với Australia trong việc tìm các
ứng viên đăng ký nhận học bổng của Australia để tăng cường đội ngũ chuyên
gia về kiểm định.
4. Đảm bảo chất lượng trong đào tạo giáo viên.
4.1 Thực trạng về đội ngũ giáo viên:
Tính đến tháng 5/2005 cả nước có 979000 nhà giáo, trong đó có 47646
giảng viên đại học và cao đẳng. Tỷ lệ sinh viên ĐH, CĐ/giảng viên là 28,
quá cao so với các nước khác
Các số liệu thống kê cho thấy đội ngũ này chưa thực sự đáp ứng được yêu
cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là
trong các trường ĐH, CĐ.
4.2 Hệ thống đào tạo giáo viên
Hầu hết giáo viên tiểu học được đào tạo trong các trường TCSP, giáo
viên THCS trong các trường CĐSP, GVTHPT, TCCN, CĐ, ĐH được đào tạo trong
các trường ĐH. Hiện nay một số trường CĐ bắt đầu đào tạo GVTH và một số
trường ĐH bắt đầu đào tạo GVTH, GVTHCS trình độ ĐH.
Các trường ĐH,CĐ chủ động đào tạo giảng viên theo hướng tuyển chọn các
sinh viện tốt nghiệp loại khá giỏi, có phẩm chất tốt để tiếp tục đào tạo về
chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm. Dành các học bổng của Chính phủ hoặc học
bổng hợp tác song phương với các nước khác cho việc đào tạo giảng viên ĐH,
CĐ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng đào tạo giáo viên các cấp chưa
đáp ứng yêu cầu sử dụng.
4.3 Đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo giáo viên.
Trước thực trạng đội ngũ giáo viên các cấp và chất lượng đào tạo của
các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, một mặt triển khai đối mới mục
tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên, giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, mặt khác đẩy mạnh công
tác đánh giá và kiểm định chất lượng các cấp nhằm nhanh chóng tạo bước
chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục, nói chung và chương trình đào tạo
giáo viên các cấp nói riêng.
Dự án phát triển giáo viên tiểu học (đã kết thúc), Dự án đào tạo giáo
viên trung học cơ sở (đã kết thúc) đã có những đóng góp cho việc đảm bảo và
kiểm định chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở. Dự án
phát triển giáo viên THPT&TCCN đang hỗ trợ để triển khai công tác kiểm định
chương trình đào tạo giáo viên THPT&TCCN.
Kết luận
Việt Nam đang nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác đảm bảo
và kiểm định chất lượng giáo dục được xem như một trong những nhiệm vụ
trọng tâm nhằm phục vụ cho mục đích này. Công tác đảm bảo chất lượng giáo
dục nói chung và kiểm định chất lượng của Việt Nam nói riêng đang được hình
thành và phát triển ổn định, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế
giới./
Trần Đình Thám (Theo TS Nguyễn An Ninh; TS Phạm Xuân Thanh
Cục
KT & KĐCLGD - Bộ GD&ĐT)
Lihat lebih banyak...

Comentários

Copyright © 2017 DADOSPDF Inc.